Hiện lên trong tác phẩm của bà là hình ảnh người phụ nữ phải chịu nhiều bất công trong cuộc sống nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, không đầu hàng trước số phận.
Để có thể thuận tiện ghi nhớ, các trào lưu nghệ thuật quan trọng thường được gắn liền với một nghệ sĩ nhất định. Ví dụ như danh họa Claude Monet với phong trào Ấn tượng, kiến trúc sư Salvador Dalí với phong trào Lập thể. Tuy vậy, hầu hết những gương mặt được nhớ mặt điểm danh đều là nam giới và rất hiếm khi một nữ nghệ sĩ được công nhận là gương mặt đại diện cho một phong trào nghệ thuật bất kỳ.
Một ví dụ điển hình là nữ họa sĩ Artemisia Gentileschi, người đã không nhận được sự công nhận xứng đáng với tài năng của mình. Mặc dù được sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật và được theo học một trường học danh giá về nghệ thuật, sinh thời, tài năng của Gentileschi không được đánh giá cao và luôn bị xếp sau Caravaggio, nam họa sĩ người Ý, gương mặt đại diện của phong trào Ba-rốc.
Vậy nhưng, hiện nay, ngày càng nhiều viện bảo tàng, nhà xuất bản, và các phương tiện truyền thông dành nhiều sự quan tâm hơn tới nữ sự nghiệp của nghệ sĩ tài hoa này. Một vài nghiên cứu đã được tiến hành về một số tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc nhất của bà.
Sau đây là năm họa phẩm xuất sắc nhất của nữ họa sĩ Artemisia Gentileschi.
SUSANNA AND THE ELDERS (1610)
Artemisia Gentileschi sinh năm 1593 tại La Mã. Cha của bà, ông Orazio Gentileschi, là một danh họa nổi tiếng người Tuscan, bởi vậy, Gentileschi được tiếp xúc với hội họa từ nhỏ. Lớn hơn, Gentileschi bắt đầu được làm việc với bố tại xưởng vẽ, nơi bà được học những kiến thức căn bản về hội họa và đã cho ra đời tác phẩm đầu tay mang tên Susanna and the Elders.
Khi thực hiện tác phẩm này, Gentileschi mới 17 tuổi. Susanna and the Elders là một họa phẩm với quy mô lớn, phản ánh câu chuyện trong kinh thánh. Xuất hiện trong tranh là hình ảnh của Susanna, người phụ nữ Do Thái đã lập gia đình đang bị xâm hại bởi hai người đàn ông khi đang tắm. Sau khi từ chối quan hệ xác thịt với hai người đàn ông, Susanna bị khủng bố và bị buộc tội ngoại tình. Tuy nhiên, người chồng của Susanna đã phát hiện điểm bất thường, và thế là những kẻ buộc tội đã bị kiểm tra chéo. Sau khi sự thật được phơi bày và hai kẻ xâm phạm đã phải nhận án tử.
Cách truyền tải câu chuyện trong tác phẩm trên đã trở thành phong cách đặc trưng của Gentileschi: hình ảnh trần trụi của người phụ nữ, bảng màu trầm, cùng cách xử lý ánh sáng vô cùng điêu luyện. Nhưng quan trọng hơn cả, Susanna and the Elders đã hé lộ chủ đề sẽ xuyên suốt các tác phẩm về sau của nữ nghệ sĩ, đó chính là những người phụ nữ khốn khổ nhưng lại vô cùng mạnh mẽ trong kinh thánh, thần thoại, và cổ tích.
JUDITH SLAYING HOLOFERNES (1614-1620)
Chủ đề về phụ nữ càng được định hình rõ nét hơn sau một bi kịch xảy đến với bà sau tác phẩm Susanna and the Elders. Vào năm 1610, cha của bà hợp tác với Agostino Tassi, họa sĩ người Ý, trong một dự án ở La Mã. Trong thời gian này, Tassi đã hãm hiếp Gentileschi khi đó mới 17 tuổi, buộc cha bà phải kiện người đồng nghiệp. Mặc dù, Tassi sau đó đã bị định tội xâm phạm tình dục bên cạnh những tội danh khác như ăn trộm và thậm chí là có ý định giết người, hắn thực chất đã không phải thực thi án.
Gentileschi, tuy vậy, đã có cách trả thù của riêng mình. Năm 1610, bà vẽ bức tranh Judith Slaying Holofernes, khắc họa một câu chuyện trong cuốn Cựu Ước khi một người góa phụ cùng người hầu chém đầu một tên yêu râu xanh. Xét đến thời gian bức tranh ra đời, nhiều người tin rằng bà đang ám chỉ tới câu chuyện cá nhân.
Năm 1614, Gentileschi trở lại với chủ đề này, cho ra đời bản sao của tác phẩm Judith Slaying Holofernes, sử dụng những gam màu nổi bật hơn, và tăng cường sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối. Đây cũng chính là tác phẩm thành công nhất sự nghiệp của Gentileschi.
JUDITH AND HER MAIDSERVANT (1625)
Khoảng giữa năm 1623 và 1625, tiếp tục với câu chuyện về Judith. Trong tác phẩm Judith and Her Maidservant, bà khắc họa khung cảnh sau vụ án mạng, khi mà nhân vật nữ chính cùng người hầu của mình cất đầu của Holofernes vào trong một túi vải.
Nếu như Judith Slaying Holofernes được đánh giá cao qua lối tiếp cận chủ đề thì với họa phẩm Judith and Her Maidservant, Gentileschi lại gây ấn tượng mạnh với cạnh xử lý ánh sáng và hình chiếu. Không chỉ làm nổi bật chiếc váy màu vàng của Judith cùng tấm rèm nhung đỏ, cách xử lý ánh sáng của Gentileschi đã làm gia tăng sự kịch tính cho câu chuyện, qua đó, phô diễn tài năng bà.
LUCRETIA (1625)
Không dừng lại ở đó, Gentileschi tiếp tục khắc họa câu chuyện xâm hại tình dục qua tác phẩm Lucretia (1623). Xuất hiện trong tác phẩm là hình ảnh người phụ nữ đang có ý định tự tử. Cụ thể hơn, nhân vật chính trong tranh là Lucretia, người phụ nữ La Mã quý tộc sau khi bị cưỡng hiếp bởi Sextus Tarquinius, con trai của vua Etruscan.
Mặc dù đương thời, Lucretia là nàng thơ của khá nhiều họa sĩ nổi tiếng, chỉ duy tác phẩm của Gentileschi được nhà sử học nổi tiếng Mary Garrard nhận xét là “tác phẩm có chủ đề và lối tiếp cận độc đáo nhất của nghệ thuật hiện đại giai đoạn đầu.” Lời nhận định này có được bởi Gentileschi đã lựa chọn khắc họa khoảng khắc trước khi Lucretia quyết định tự tử thay vì cảnh tượng tự tử như nhiều họa sĩ khác lựa chọn.
SELF-PORTRAIT AS THE ALLEGORY OF PAINTING (1638-1639)
Chủ đề trong tác phẩm của Gentileschi không chỉ giới hạn trong kinh thánh hoặc những câu chuyện cổ. Thực tế, bà còn vẽ chân dung tự họa.
Năm 1639, Gentileschi hoàn thành tác phẩm chân dung tự họa thành công nhất sự nghiệp của mình, Self-Portrait as the Allegory of Painting. Trong tác phẩm này, nữ họa sĩ hình dung bản thân như một nhân vật phúng dụ – lối tiếp cận đã xuất hiện xuyên suốt hiện xuyên suốt các tác phẩm khác với chủ đề nữ quyền của bà. “Một tay cầm cọ vẽ trên và một tay cầm bảng màu,” Royal Collection Trust giải thích, “bà đã tài tình nhân cách hóa hội họa – một điều mà không một đồng nghiệp nam nào có thể làm được.”
Redbrick/Theo MaiAnh