• Về chúng tôi
  • Vấn đề bản quyền
  • Quyền riêng tư
  • Contact Us
  • Login
RedBrick Art Space
  • TIN TỨC
  • MỸ THUẬT
    • HỌA SĨ
  • NHIẾP ẢNH
    • Bí kíp
  • SÁNG TẠO
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
RedBrick Art Space
  • TIN TỨC
  • MỸ THUẬT
    • HỌA SĨ
  • NHIẾP ẢNH
    • Bí kíp
  • SÁNG TẠO
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
RedBrick Art Space
No Result
View All Result

Hoạ sĩ Hoàng Tích Chù – Bậc thầy trong hội họa sơn mài trữ tình

15 Tháng Tám, 2021
in HỌA SĨ, MỸ THUẬT, TIN TỨC
0
335
VIEWS
Share on FacebookTelegramEmailPinterest

Hoàng Tích Chù là họa sĩ nổi danh trong lĩnh vực tranh sơn mài, với tác phẩm nổi tiếng nhất là Tổ đổi công. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về văn học nghệ thuật năm 2000.

Năm sinh: 18/04/1912 tại Từ Sơn, Bắc Ninh

Có thể bạn sẽ thích

Mỹ thuật Việt liên tiếp ‘được giá’ trong và ngoài nước

Tops 5 cạm bẫy trong nhiếp ảnh cần phải tránh

Các thể loại nhiếp ảnh độc đáo

Năm mất: 20/10/2003 tại Hà Nội

Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về văn học nghệ thuật năm 2000, Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Huy hiệu Hồ Chí Minh; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Tác phẩm chính: Phong cảnh chùa Thầy (1944), Tổ đổi công (1958), Gánh lúa (1961), Bác Hồ chơi với thiếu nhi (1971), Hòa bình trên các vì sao (1989)

Ông sinh năm 1912 tại Hà Bắc, quê ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là con trai thứ hai của Hoàng Tích Phụng – một nhà Nho từng làm tri phủ và tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Anh trai ông là nhà báo Hoàng Tích Chu, các em là nhà viết kịch Hoàng Tích Linh, bác sĩ Hoàng Tích Tộ, nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ.

Năm 1929, ông theo học lớp dự bị trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông học ngắt quãng, phải thi nhiều lần cho đến năm 1936, Hoàng Tích Chù mới thi đỗ vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học cùng khoá 11 với Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Tiến Chung, Bùi Trang Chước… Tốt nghiệp năm 1941, ông mở xưởng vẽ tại phố Hàng Khoai, và là một trong bốn hoạ sĩ đầu tiên mở xưởng sơn mài Hà Nội Ông tham dự Salon Unique cũng như các cuộc triển lãm của FARTA. Năm 1944, ông tham gia Ban kịch Đông Phương, làm trưởng ban, phụ trách phần hóa trang của ban.

Tác phẩm Bản giao hưởng trắng

Họa sĩ Hoàng Tích Chù được xem là họa sĩ nổi danh trong lĩnh vực sơn mài, bút pháp của ông được thay đổi qua nhiều hoàn cảnh lịch sử: Cổ điển, hiện thực, tượng trưng. Ông có ảnh hưởng từ nghệ thuật dân gian qua thi ca hơn là trực tiếp từ nghệ thuật tạo hình cổ, ông có công trong khai thác vốn nghệ thuật sơn mài Việt Nam, tác phẩm của ông đạt được nghệ thuật cao. Nổi bật trong số tác phẩm của ông có bức “Tổ đôi công cấy lúa” được ông sáng tác năm 1958, tác phẩm này gần với thiên nhiên và hiện thực, ông đã tìm ra một gam màu mới, với một nền trời màu lam nhẹ, trong vắt, phần núi và nước màu ghi xanh cùng tông với nền trời, những khóm tre nhuộm ánh vàng, những cô gái Thái người mặc áo xanh, người mặc áo trắng đang cấy lúa, dáng người tự nhiên hòa quyện vào khung cảnh núi đồi, tác phẩm đã được ông thể hiện thành công hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Nam một cách sống động.

Phong cảnh chùa Thầy, sơn mài, 97×196 cm, 1944
Tác phẩm Tổ đội công, 1958, sơn mài, Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
Tác phẩm Đêm hậu cứ, 1966, sơn mài

Họa sĩ Hoàng Tích Chù có công giảng dạy, đào tạo ra nhiều sinh viên nay trở thành những họa sĩ có tên tuổi ở Việt Nam. Với những cống hiến của ông cho nền nghệ thuật nước nhà. Năm 2000 ông đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho các tác phẩm: Tổ đổi công, Bác Hồ trồng cây với thiếu nhi, Mùa gặt, Đêm hậu cứ.

Sau khi hòa bình lập lại, Hoàng Tích Chù giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1956-1969). Ông cộng tác cùng Nguyễn Đức Nùng và Nguyễn Văn Tỵ viết giáo trình trang trí và riêng ông tự viết giáo trình sơn mài. Ông là hội viên sáng lập Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trong năm 1957 – 1960, ông giành được 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc và nhận được Bằng khen tại triển lãm quốc tế ở Đức, Ba Lan và Ấn Độ. Năm 1960, ông phụ trang trí Hội trường của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 3 và được cử đi dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Ông là Viện trưởng Viện Mỹ nghệ Hà Nội từ năm 1970 cho tới lúc nghỉ hưu.

Hoàng Tích Chù mất ngày 20 tháng 10 năm 2003, hưởng thọ 93 tuổi. Thi hài ông được đưa về chôn tại làng Phù Lưu (làng cố), Bắc Ninh quê ông.

Trần Hiệp/Rebbrick Art tổng hợp

Tin liên quan

Hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung – thấm đẫm “hồn quê” trong từng tác phẩm hội họa Phan Kế An – họa sĩ đầu tiên được vẽ ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh Họa sĩ Lê Văn Đệ – cuộc đời và sự nghiệp Hoạ sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc – Cuộc đời và sự nghiệp
Tags: Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dươnghọa sĩHoạ sĩ Hoàng Tích Chùhội hoạhội họa sơn màimỹ thuậtmỹ thuật việt nam
Previous Post

Hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung – thấm đẫm “hồn quê” trong từng tác phẩm hội họa

Next Post

Lạm bàn về “vẽ như ảnh” thông qua tác phẩm Mona Lisa Smile của Leng Jun

BÀI VIẾTKHÁC

Sotheby’s Hong Kong bị tố cáo bán đấu giá tranh giả của Nguyễn Văn Tỵ
MỸ THUẬT

Mỹ thuật Việt liên tiếp ‘được giá’ trong và ngoài nước

10 Tháng Sáu, 2022
Khi “đàn bà” triển lãm tranh Tháng Ba
MỸ THUẬT

Khi “đàn bà” triển lãm tranh Tháng Ba

8 Tháng Ba, 2022
Việt Nam qua lăng kính độc đáo của họa sĩ Pháp gốc Việt Vincent Monluc
MỸ THUẬT

Việt Nam qua lăng kính độc đáo của họa sĩ Pháp gốc Việt Vincent Monluc

11 Tháng Một, 2022
Bức tranh “Phụ nữ đội nón lá bên sông” của hoạ sĩ Mai Trung Thứ vượt mốc triệu đô
MỸ THUẬT

Bức tranh “Phụ nữ đội nón lá bên sông” của hoạ sĩ Mai Trung Thứ vượt mốc triệu đô

16 Tháng Mười Hai, 2021
Sotheby’s Hong Kong bị tố cáo bán đấu giá tranh giả của Nguyễn Văn Tỵ
MỸ THUẬT

Sotheby’s rút bình phong ‘Nhà tranh gốc mít’ nghi giả tranh Nguyễn Văn Tỵ khỏi đấu giá

7 Tháng Mười, 2021
Kikuko Iwai: Người phục chế và bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật triệu đô
MỸ THUẬT

Kikuko Iwai: Người phục chế và bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật triệu đô

6 Tháng Mười, 2021
Khái lược lịch sử nghệ thuật thị giác Hoa Kỳ: Nghệ thuật thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI
MỸ THUẬT

Khái lược Nghệ thuật lịch sử thị giác Hoa Kỳ – Nghệ thuật Hoa Kỳ thế kỷ 18

2 Tháng Mười, 2021
Tình hình bán hàng tại Art Basel 2021: Tích cực, nhộn nhịp & đa dạng
MỸ THUẬT

Tình hình bán hàng tại Art Basel 2021: Tích cực, nhộn nhịp & đa dạng

1 Tháng Mười, 2021
Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi: “Không quyết tâm bài trừ tranh giả thì thị trường khó lòng lớn lên nổi”
MỸ THUẬT

Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi: “Không quyết tâm bài trừ tranh giả thì thị trường khó lòng lớn lên nổi”

1 Tháng Mười, 2021
Sotheby’s Hong Kong bị tố cáo bán đấu giá tranh giả của Nguyễn Văn Tỵ
MỸ THUẬT

Sotheby’s Hong Kong bị tố cáo bán đấu giá tranh giả của Nguyễn Văn Tỵ

1 Tháng Mười, 2021
Next Post

Lạm bàn về “vẽ như ảnh” thông qua tác phẩm Mona Lisa Smile của Leng Jun

Sotheby’s Hong Kong bị tố cáo bán đấu giá tranh giả của Nguyễn Văn Tỵ

Mỹ thuật Việt liên tiếp ‘được giá’ trong và ngoài nước

10 Tháng Sáu, 2022
Tops 5 cạm bẫy trong nhiếp ảnh cần phải tránh

Tops 5 cạm bẫy trong nhiếp ảnh cần phải tránh

10 Tháng Sáu, 2022
Các thể loại nhiếp ảnh độc đáo

Các thể loại nhiếp ảnh độc đáo

30 Tháng Năm, 2022
RedBrick Art Space

© 2021 RedBrick Art Space | Website đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm.

Navigate Site

  • TIN TỨC
  • MỸ THUẬT
  • NHIẾP ẢNH
  • SÁNG TẠO
  • LIÊN HỆ

Follow Us

No Result
View All Result
  • Về chúng tôi
  • MỸ THUẬT
  • TIN TỨC
  • NHIẾP ẢNH
  • SÁNG TẠO
  • HỌA SĨ
  • TRIỂN LÃM
  • CUỘC THI
  • LIÊN HỆ
  • Shopping Online

© 2021 RedBrick Art Space | Website đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In