• Về chúng tôi
  • Vấn đề bản quyền
  • Quyền riêng tư
  • Contact Us
  • Login
RedBrick Art Space
  • TIN TỨC
  • MỸ THUẬT
    • HỌA SĨ
  • NHIẾP ẢNH
    • Bí kíp
  • SÁNG TẠO
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
RedBrick Art Space
  • TIN TỨC
  • MỸ THUẬT
    • HỌA SĨ
  • NHIẾP ẢNH
    • Bí kíp
  • SÁNG TẠO
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
RedBrick Art Space
No Result
View All Result

Khái lược Nghệ thuật lịch sử thị giác Hoa Kỳ – Nghệ thuật Hoa Kỳ thế kỷ 18

Bài viết này điểm lại lịch sử nghệ thuật thị giác Hoa Kỳ, chủ yếu là mỹ thuật, từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 21, ngõ hầu giúp độc giả có được cái nhìn khái quát nhất về sự ra đời và phát triển của nó cùng những tên tuổi xuất chúng góp phần làm nên một nền nghệ thuật phong phú và đa dạng của nước Mỹ hôm nay.

2 Tháng Mười, 2021
in MỸ THUẬT, Mỹ thuật quốc tế, TIN TỨC
0
Khái lược lịch sử nghệ thuật thị giác Hoa Kỳ: Nghệ thuật thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI
91
VIEWS
Share on FacebookTelegramEmailPinterest

Ngày nay, Hoa Kỳ không chỉ là một cường quốc về kinh tế mà còn có nền nghệ thuật hùng mạnh bậc nhất thế giới với những tên tuổi nghệ sỹ danh tiếng, các viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại và đương đại đồ sộ, các sự kiện nghệ thuật quốc tế quy mô được tổ chức hàng năm, các nhà sưu tập và tài trợ nghệ thuật hào phóng, các nhà đấu giá lâu đời và các học viện nghệ thuật có hạ tầng cơ sở và hệ thống đào tạo chuyên nghiệp ít có quốc gia nào sánh kịp.

Thế nhưng chỉ gần 300 năm trước đây, xứ sở này hầu như là một mảnh đất hoang về nghệ thuật hàn lâm, ngoại trừ các nghệ nhân và những sản phẩm mỹ nghệ thủ công và/hoặc các tác phẩm nghệ thuật dân gian bản địa. Bài viết này điểm lại lịch sử nghệ thuật thị giác Hoa Kỳ, chủ yếu là mỹ thuật, từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 21, ngõ hầu giúp độc giả có được cái nhìn khái quát nhất về sự ra đời và phát triển của nó cùng những tên tuổi xuất chúng góp phần làm nên một nền nghệ thuật phong phú và đa dạng của nước Mỹ hôm nay.

Để bạn đọc có một cái nhìn tổng quan về sự phát triển nghệ thuật Hoa Kỳ, từ số 11/2014, Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh trân trọng giới thiệu loạt bài Khái lược lịch sử nghệ thuật thị giác Hoa Kỳ (từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 21) do dịch giả Hàm Phong sưu tầm và biên soạn.

Dẫn đề
Trước khi những nhà thám hiểm Âu châu phát hiện ra châu Mỹ, bao gồm cả Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và các quần đảo Caribe, Antilles, Tiểu Antilles cùng một số nhóm đảo khác, các nền văn hóa bản địa Mỹ châu đã có nhiều sản phẩm sáng tạo, bao gồm kiến ​​trúc, đồ gốm, gốm sứ, dệt, chạm khắc, điêu khắc, hội họa và tranh tường cũng như nhiều sản phẩm ứng dụng và phục vụ tôn giáo. Mỗi khu vực trên lục địa mới này đều có tổ chức xã hội với nền văn hóa độc đáo và phát triển riêng; họ đã có những totem riêng, các công trình mang tính biểu tượng tôn giáo cùng nhiều tác phẩm hội họa và trang trí biểu cảm. Ảnh hưởng Phi châu đặc biệt mạnh mẽ trong nghệ thuật vùng biển Caribe và khu vực Nam Mỹ. Nghệ thuật của các cư dân bản địa Mỹ châu cũng đã có những tác động rất lớn và ảnh hưởng ngược lại nghệ thuật châu Âu trong suốt thời kỳ thám hiểm và cả sau đó. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan, và Anh là những cường quốc có nhiều ảnh hưởng ở châu Mỹ trong và sau thế kỷ 15.

Có thể bạn sẽ thích

Đoàn Việt Tiến – Họa sĩ vẽ tranh ngược kính duy nhất của Việt Nam chinh phục thành công Kỷ lục Thế giới

Khai mạc triển lãm “Cửa gió phai” của hoạ sĩ Đặng Mậu Triết

Họa sĩ Văn Dương Thành và Julia Oh kết hợp trong “Cuộc viễn du của sắc màu”

Hội họa vùng Bắc Mỹ và Hoa Kỳ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nói chung chỉ phổ biến thể loại tranh phong cảnh và tranh chân dung vẽ theo phong cách hiện thực của truyền thống nghệ thuật châu Âu và hội họa phương Tây. Đồng thời, tại các vùng nông thôn cũng có những phát triển về nghệ thuật ứng dụng, mỹ nghệ, một hình thức phản ứng đối với cuộc cách mạng công nghiệp. Bước vào thế kỷ 19, nhờ tình hình giao thương mậu dịch thuận lợi hơn, những ảnh hưởng văn hóa qua lại giữa hai bờ Đại Tây Dương nhộn nhịp hẳn lên. Sang thế kỷ 20, những làn sóng di dân ồ ạt đến từ châu Âu tiếp tục mang tới miền đất này nhiều nghệ sỹ tài năng của cựu lục địa cùng những luồng gió tinh thần mới mẻ đã làm dấy lên hàng loạt trào lưu nghệ thuật tiền phong và cách tân. Công chúng và giới nghệ thuật Mỹ dần dần cảm nhận được trực tiếp hơi thở của nghệ thuật hiện đại châu Âu qua những cuộc triển lãm ở New York mà điển hình là Armory Show năm 1913.

Sau Đại chiến thế giới lần thứ II, New York đã vươn lên thay thế Paris để trở thành trung tâm nghệ thuật toàn cầu. Từ đây, nhiều phong trào nghệ thuật Mỹ đã góp phần lớn vào việc định hình bộ mặt nghệ thuật hiện đại của thế giới. Sang nửa sau thế kỷ 20 cho đến những thập niên đầu thế kỷ 21, cùng với xu hướng đa nguyên, toàn cầu hóa, nền nghệ thuật Hoa Kỳ cũng là nơi quy tụ và phát sinh của hầu hết mọi trào lưu tiền phong và cách tân của nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại và nghệ thuật đương đại.

John Singleton Copley, Watson và Cá mập, 1778, (bản gốc), sơn dầu. Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia, Washington, D.C.

Nghệ thuật Hoa Kỳ thế kỷ 18
Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 đánh dấu sự khởi đầu chính thức của một căn cước quốc gia Mỹ. Một dân tộc mới cần có một lịch sử thành văn, và rồi một phần của lịch sử Hoa Kỳ đã được nghệ thuật thể hiện một cách trực quan. Hội họa Mỹ buổi sơ kỳ, cuối thế kỷ 18 tới đầu thế kỷ 19, phần lớn chuyên chú về dòng tranh lịch sử, đặc biệt là tranh vẽ chân dung. Trong thời kỳ thuộc địa, nhiều họa sỹ vẽ tranh chân dung của Mỹ về cơ bản là tự học; Đáng chú ý trong số đó có Joseph Badger (khoảng 1707-1765), John Brewster Jr. (1766-1854), và William Jenny (1774-1859). Các nghệ sỹ của quốc gia non trẻ thường mô phỏng phong cách hội họa Anh quốc đã được họ khám phá thông qua các bản in, sách báo, và những bức tranh của những họa sỹ được đào tạo bài bản nhập cư từ Anh như John Smibert (1688-1751) và John Wollaston (hoạt động trong khoảng 1742-1775).

Robert Feke (1707-1752), một họa sỹ Mỹ tự học của thời kỳ thuộc địa đã đạt tới một bút pháp thực sự tinh tế nhờ nghiên cứu các họa phẩm của Smibert. Charles Willson Peale, (1741- 1827) cũng có những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật khi ông tự nghiên cứu tranh phiên bản của các họa sỹ châu Âu do Smibert cung cấp, nhờ vậy, ông đã sáng tác được những bức tranh sơn dầu rất giá trị với những bức chân dung của nhiều nhân vật quan trọng trong cuộc Cách mạng Mỹ. James Peale (1749 – 1831), em trai của Charles Willson Peale và bốn người con trai của ông – Raphaelle Peale, Rembrandt Peale, Rubens Peale và Titian Peale – cũng là những họa sỹ để lại dấu ấn nghệ thuật đáng kể trong thời kỳ này.

Họa sỹ Benjamin West (1738-1820) – người được mệnh danh là “cha đẻ của hội họa Hoa Kỳ”, hoạt động chủ yếu ở Anh song có ảnh hưởng tới nhiều họa sỹ tại Mỹ; ông cũng vẽ tranh chân dung và tranh chủ đề lịch sử của Cuộc chiến tranh bảy năm (Seven Years War). Trong thời gian làm việc tại London, ông có khá nhiều học trò đến từ nước Mỹ, trong đó có cả Washington Allston, Ralph Earl, James Earl, Samuel Morse, Charles Willson Peale, Rembrandt Peale, Gilbert Stuart, John Trumbull, Mather Brown, Edward Savage và Thomas Sully. họa sỹ John Singleton Copley (1738-1815) chuyên vẽ chân dung cho các nhân vật thuộc tầng lớp thương gia đang phất, trong đó có bức chân dung Paul Revere (khoảng 1768-1770). Phiên bản gốc của bức tranh nổi tiếng nhất của ông, Watson và Cá mập (1778) hiện thuộc sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia; một phiên bản khác của nó hiện treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston và phiên bản thứ ba có trong Viện Nghệ thuật Detroit. Gilbert Stuart (1755-1828) – được coi là họa sỹ vẽ tranh chân dung vĩ đại nhất của Hoa Kỳ thế kỷ 18. Ngoài bức chân dung đáng chú ý nhất vẽ George Washington, ông đã vẽ chân dung của nhiều chính khách trong chính phủ Hoa Kỳ mới được bầu sau Tuyên ngôn Độc lập, mà nhiều bức đã trở thành biểu tượng của nước Mỹ, được in lại nhiều lần trên tem bưu chính của Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. họa sỹ John Trumbull (1756 – 1843) nổi tiếng với những bức họa đại cảnh về cuộc chiến tranh cách mạng giành độc lập của Mỹ. Trong tranh ông, phong cảnh thường được thể hiện hùng vĩ với nhiều nhân vật và sự vật chung một chủ đề, hoặc cũng có thể làm cảnh nền tuyệt đẹp cho một tác phẩm chân dung.

Bên cạnh hội họa, nghệ thuật kiến trúc Hoa Kỳ thời kỳ thuộc địa mang đậm phong cách Georgian hoặc Tân cổ điển, ‘Phong cách Liên bang’ và ‘kiểu dáng Phục hưng Hy Lạp’. Các kiến trúc sư tiêu biểu của Hoa Kỳ thời kỳ này bao gồm Thomas Jefferson (1743-1826), William Thornton (1759-1828), James Hoban (1762-1831), Charles Bulfinch (1763-1844) và Benjamin Latrobe (1764-1820).

H.P
Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 11/2014

Tin liên quan

Những tác phẩm 3D lấy cảm hứng từ tranh Picasso của Omar Aqil Bức tranh Sự Yên Tĩnh Vĩnh Hằng của hoạ sĩ Levitan Chiêm ngưỡng vẻ đẹp phụ nữ Việt xưa qua tranh họa sĩ người Pháp Jean Despujols Pablo Picasso – nhà danh họa tài hoa bậc nhất thế kỉ 20
Tags: hội hoạ phương tâyhội họa thế giớilịch sử nghệ thuậtlịch sử nghệ thuật thị giác Hoa Kỳmỹ thuậtnghệ thuậtnghệ thuật thị giác
Previous Post

Ngất ngưởng đấu giá ảnh nghệ thuật

Next Post

Xuân sang Shiva múa, vũ trụ xoay vần

BÀI VIẾTKHÁC

Đoàn Việt Tiến – Họa sĩ vẽ tranh ngược kính duy nhất của Việt Nam chinh phục thành công Kỷ lục Thế giới
HỌA SĨ

Đoàn Việt Tiến – Họa sĩ vẽ tranh ngược kính duy nhất của Việt Nam chinh phục thành công Kỷ lục Thế giới

20 Tháng Ba, 2023
Khai mạc triển lãm “Cửa gió phai” của hoạ sĩ Đặng Mậu Triết
MỸ THUẬT

Khai mạc triển lãm “Cửa gió phai” của hoạ sĩ Đặng Mậu Triết

20 Tháng Ba, 2023
Sotheby’s Hong Kong bị tố cáo bán đấu giá tranh giả của Nguyễn Văn Tỵ
MỸ THUẬT

Mỹ thuật Việt liên tiếp ‘được giá’ trong và ngoài nước

10 Tháng Sáu, 2022
Khi “đàn bà” triển lãm tranh Tháng Ba
MỸ THUẬT

Khi “đàn bà” triển lãm tranh Tháng Ba

8 Tháng Ba, 2022
Việt Nam qua lăng kính độc đáo của họa sĩ Pháp gốc Việt Vincent Monluc
MỸ THUẬT

Việt Nam qua lăng kính độc đáo của họa sĩ Pháp gốc Việt Vincent Monluc

11 Tháng Một, 2022
Sotheby’s Hong Kong bị tố cáo bán đấu giá tranh giả của Nguyễn Văn Tỵ
MỸ THUẬT

Sotheby’s rút bình phong ‘Nhà tranh gốc mít’ nghi giả tranh Nguyễn Văn Tỵ khỏi đấu giá

7 Tháng Mười, 2021
Những bức ảnh sống mãi cùng thời gian
NHIẾP ẢNH

Ngất ngưởng đấu giá ảnh nghệ thuật

2 Tháng Mười, 2021
Bạn có phải là nghệ sĩ?
NHIẾP ẢNH

Bạn có phải là nghệ sĩ?

3 Tháng Mười, 2021
Huyền diệu ảnh khỏa thân phong cảnh
NHIẾP ẢNH

Huyền diệu ảnh khỏa thân phong cảnh

2 Tháng Mười, 2021
Venice Biennale 2015 – Nghệ thuật là tranh luận vì một thế giới tốt đẹp hơn
MỸ THUẬT

Venice Biennale 2015 – Nghệ thuật là tranh luận vì một thế giới tốt đẹp hơn

2 Tháng Mười, 2021
Next Post
Xuân sang Shiva múa, vũ trụ xoay vần

Xuân sang Shiva múa, vũ trụ xoay vần

Đoàn Việt Tiến – Họa sĩ vẽ tranh ngược kính duy nhất của Việt Nam chinh phục thành công Kỷ lục Thế giới

Đoàn Việt Tiến – Họa sĩ vẽ tranh ngược kính duy nhất của Việt Nam chinh phục thành công Kỷ lục Thế giới

20 Tháng Ba, 2023
Khai mạc triển lãm “Cửa gió phai” của hoạ sĩ Đặng Mậu Triết

Khai mạc triển lãm “Cửa gió phai” của hoạ sĩ Đặng Mậu Triết

20 Tháng Ba, 2023
Họa sĩ Văn Dương Thành và Julia Oh kết hợp trong “Cuộc viễn du của sắc màu”

Họa sĩ Văn Dương Thành và Julia Oh kết hợp trong “Cuộc viễn du của sắc màu”

20 Tháng Ba, 2023
RedBrick Art Space

© 2021 RedBrick Art Space | Website đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm.

Navigate Site

  • TIN TỨC
  • MỸ THUẬT
  • NHIẾP ẢNH
  • SÁNG TẠO
  • LIÊN HỆ

Follow Us

No Result
View All Result
  • Về chúng tôi
  • MỸ THUẬT
  • TIN TỨC
  • NHIẾP ẢNH
  • SÁNG TẠO
  • HỌA SĨ
  • TRIỂN LÃM
  • CUỘC THI
  • LIÊN HỆ
  • Shopping Online

© 2021 RedBrick Art Space | Website đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In