• Về chúng tôi
  • Vấn đề bản quyền
  • Quyền riêng tư
  • Contact Us
  • Login
RedBrick Art Space
  • TIN TỨC
  • MỸ THUẬT
    • HỌA SĨ
  • NHIẾP ẢNH
    • Bí kíp
  • SÁNG TẠO
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
RedBrick Art Space
  • TIN TỨC
  • MỸ THUẬT
    • HỌA SĨ
  • NHIẾP ẢNH
    • Bí kíp
  • SÁNG TẠO
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
RedBrick Art Space
No Result
View All Result

Tranh làng Sình (Huế) những điều chưa biết

Tranh làng Sình là một dòng tranh dân gian Việt Nam thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

8 Tháng Chín, 2021
in MỸ THUẬT, TIN TỨC
0
Tranh làng Sình (Huế) những điều chưa biết
33
VIEWS
Share on FacebookTelegramEmailPinterest

Đây là dòng tranh mộc bản được sử dụng phổ biến ở cố đô Huế với mục đích cúng lễ. Tranh làng Sình khác với tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) bởi chức năng duy nhất là phục vụ thờ cúng, cúng xong là đốt. Vì vậy, đến nay chỉ còn những bản khắc gỗ là hiện vật quý giá còn lưu giữ được ở nhà ông Kỳ Hữu Phước – một nghệ nhân làm tranh lâu năm ở làng Sình.

Làng Sình

Làng Sình là một làng nằm ven sông Hương được thành lập vào khoảng thế kỷ 15, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Đây còn là một trung tâm văn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa.

Có thể bạn sẽ thích

Khi “đàn bà” triển lãm tranh Tháng Ba

Việt Nam qua lăng kính độc đáo của họa sĩ Pháp gốc Việt Vincent Monluc

Bức tranh “Phụ nữ đội nón lá bên sông” của hoạ sĩ Mai Trung Thứ vượt mốc triệu đô

Cách in ấn và vẽ tranh

Nghề làm tranh ra đời tại làng cho tới hiện nay (2019) là khoảng 450 năm trước, tranh làm ra chủ yếu là để phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng. Ngày nay, tranh làng Sình đang mất dần đi yếu tố truyền thống xưa. Các bản khắc cũ còn lại với số lượng rất ít, các bản khắc mới đã xa rời với yếu tố gốc và người làm nghề cũng đã dùng chất liệu sơn công nghiệp thay cho các chất liệu màu truyền thống.

Cách in màu của tranh làng Sình xứ Huế khá giống với tranh hàng Trống ở chỗ chỉ in 1 nét đen sau đó tô màu vào các chi tiết.
Mỗi nghệ nhân phải thật toàn tâm toàn ý trong suốt quá trình làm tranh.

Tranh Sình có nhiều loại kích thước tùy thuộc vào khổ giấy dó. Giấy dó cổ truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ pha đôi (25×35), pha ba (25×23) hay pha tư (25×17). Tranh khổ lớn khi in thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in. Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra. Với tranh khổ nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên. Bản in đen phải chờ cho khô rồi mới đem tô màu.

Đề tài và nội dung tranh

Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng, có khoảng 50 đề tài tranh[2]. Các đề tài tranh chủ yếu phản ánh tín ngưỡng cổ xưa. Ngoài các đề tài về tín ngưỡng, phục vụ thờ cúng còn có tranh Tố Nữ[cần dẫn nguồn], tranh tả cảnh sinh hoạt xã hội…

Tranh làng Sình xưa được dùng rất nhiều trong lễ cúng, giải hạn.

Tranh phục vụ tín ngưỡng có thể chia làm ba loại:

Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh tượng bà, thường vẽ một người phụ nữ xiêm y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm. Tranh con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà; ảnh phền vẽ bé trai bé gái.

Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp (có lẽ là tranh vẽ Táo quân).

Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình.. thường là tranh cỡ nhỏ.

Tranh súc vật (gia súc, voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết.

Tất cả các loại tranh này sẽ được đốt sau khi cúng xong.

Tuy ít nhiều mai một đi bản sắc nhưng giá trị tranh làng Sình, đặc biệt là giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam còn sống mãi với thời gian, sống mãi trong đời sống mỗi người dân Việt Nam.

Theo Wikipedia

Tin liên quan

Tìm hiểu về dòng tranh dân gian Kim Hoàng Tìm hiểu dòng tranh dân gian Tranh Đông Hồ – Bắc Ninh PGS.TS Trang Thanh Hiền giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuột Tranh vẽ những tấm lòng dành cho Sài Gòn thời dịch
Tags: nghệ thuật truyền thốngtranh dân gian làng sìnhtranh intranh khắctranh làng sình huếtranh truyền thống
Previous Post

Tìm hiểu dòng tranh dân gian Tranh Đông Hồ – Bắc Ninh

Next Post

Phát huy giá trị của không gian nghệ thuật cộng đồng

BÀI VIẾTKHÁC

MỸ THUẬT

Mỹ thuật là gì? Tìm hiểu một số loại hình mỹ thuật cơ bản

10 Tháng Chín, 2021
PGS.TS Trang Thanh Hiền giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuột
MỸ THUẬT

PGS.TS Trang Thanh Hiền giải mã các bức tranh dân gian Đám cưới chuột

11 Tháng Chín, 2021
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Tranh Đông Hồ – Bắc Ninh
MỸ THUẬT

Tìm hiểu dòng tranh dân gian Tranh Đông Hồ – Bắc Ninh

8 Tháng Chín, 2021
Tìm hiểu về dòng tranh dân gian Kim Hoàng
MỸ THUẬT

Tìm hiểu về dòng tranh dân gian Kim Hoàng

8 Tháng Chín, 2021
Next Post
Phát huy giá trị của không gian nghệ thuật cộng đồng

Phát huy giá trị của không gian nghệ thuật cộng đồng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khi “đàn bà” triển lãm tranh Tháng Ba

Khi “đàn bà” triển lãm tranh Tháng Ba

8 Tháng Ba, 2022
Việt Nam qua lăng kính độc đáo của họa sĩ Pháp gốc Việt Vincent Monluc

Việt Nam qua lăng kính độc đáo của họa sĩ Pháp gốc Việt Vincent Monluc

11 Tháng Một, 2022
Bức tranh “Phụ nữ đội nón lá bên sông” của hoạ sĩ Mai Trung Thứ vượt mốc triệu đô

Bức tranh “Phụ nữ đội nón lá bên sông” của hoạ sĩ Mai Trung Thứ vượt mốc triệu đô

16 Tháng Mười Hai, 2021
RedBrick Art Space

© 2021 RedBrick Art Space | Website đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm.

Navigate Site

  • TIN TỨC
  • MỸ THUẬT
  • NHIẾP ẢNH
  • SÁNG TẠO
  • LIÊN HỆ

Follow Us

No Result
View All Result
  • Về chúng tôi
  • MỸ THUẬT
  • TIN TỨC
  • NHIẾP ẢNH
  • SÁNG TẠO
  • HỌA SĨ
  • TRIỂN LÃM
  • CUỘC THI
  • LIÊN HỆ
  • Shopping Online

© 2021 RedBrick Art Space | Website đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In