1. Nỗ lực đầu tiên
Điều kiện thay đổi rất nhanh chóng, vì vậy tốt nhất là chọn thời điểm thích hợp để thực hiện vài bức ảnh nhanh chóng là điều đầu tiên. Trong ảnh, nhiếp ảnh gia sử dụng ống kính với tiêu cự rộng nhất của máy, tiếp cận với ngọn hải đăng bằng gỗ, từ từ nghiêng máy lên và hình ảnh mặt trời thu được khá nhỏ trong nền.
2. Thay đổi độ dài tiêu cự
Nhiếp ảnh gia đã có một bức hình tốt hơn bằng việc di chuyển ra xa hơn và sử dụng tiêu cự dài hơn. Ngọn hải đăng có cùng kích thước với tấm hình trước và đứng thẳng hơn vì không nghiêng máy ảnh. Vùng trời trong nền nhỏ hơn vì vậy mặt trời đã trở nên to hơn và tác giả đã làm phong phú khung hình với gam màu cam tươi sáng.
3. Chơi với cân bằng trắng
Nếu bạn để cân bằng trắng thiết lập tự động, máy ảnh của bạn có thể phải sửa lại những thứ mà nó nhìn thấy như phôi màu, những tông màu bị biến dạng,… Để nắm bắt màu sắc thật sự, bạn hãy sử dụng thiết lập cân bằng trắng Direct Sunlight có sẵn trong máy ảnh của bạn.
Làm cho màu sắc trong phong cảnh ấm hơn có thể là một vấn đề đơn giản như việc thay đổi cân bằng trắng của bạn từ Daylight sang Cloudy hoặc Shade.
Nhưng trong các điều kiện nhất định, bạn sẽ thấy rằng các cài đặt này không phù hợp với toàn bộ khung cảnh và khi bạn chụp hoàng hôn hay bình minh, thì khó có thể bắt được hình ảnh trông ấm áp trong mọi khu vực.
Trong nhiều điều kiện, nếu bạn cài đặt cân bằng trắng Daylight hoặc Cloudy để phù hợp với hoàng hôn hay bình minh, các vùng bóng sẽ trở nên màu xanh, nhưng nếu sử dụng Shade để làm ấm lên vùng bóng và bầu trời thì có thể trở nên quá ấm và cam nhiều.
Cách tốt nhất là chụp ảnh RAW, thiết lập cân bằng trắng để phù hợp với màu sắc của hoàng hôn hoặc bình minh và điều chỉnh lại bóng ở giai đoạn chỉnh sửa hậu kì.
4. Sử dụng cài đặt Picture Controls/ Picture Styles
Hãy nhìn vào Picture Styles máy ảnh của bạn. Thiết lập tiêu chuẩn tái tạo màu sắc chính xác, nhưng chuyển sang Vivid sẽ tăng độ bão hòa và thêm cường độ. Tốt hơn nữa, nên chụp ảnh RAW chứ không phải là ảnh JPEG. Điều này sẽ cung cấp cho bạn phạm vi rộng hơn cho việc thay đổi cân bằng trắng và độ bão hòa màu sắc sau này.
5. Giấu mặt trời
Phơi sáng có thể là một vấn đề với cảnh hoàng hôn, do đó hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra hình ảnh của bạn trên màn hình LCD ngay sau khi bạn đã đưa chúng vào tầm ngắm. Nếu mặt trời vẫn còn khá cao ở trên trời, đó có thể là một shot ảnh chói lóa, vì vậy hãy thử giấu sau một đối tượng khác, như ngọn hải đăng này. Bạn vẫn có được những màu sắc phong phú của hoàng hôn nhưng vẫn không bị chói.
6. Chụp mặt trời
Nếu bạn muốn bao gồm mặt trời trong khung hình, bạn sẽ phải chờ đợi cho đến khi nó gần đường chân trời vì khi đó ánh sáng sẽ bớt căng thẳng hơn. Bạn vẫn cần phải giữ một mắt nhắm lại trên các tiếp xúc. Trong điều kiện khắc nghiệt như thế này, hệ thống đánh giá đo lường của bạn có thể không phản ứng như bạn mong đợi, vì vậy hãy chuẩn bị để điều chỉnh phơi sáng.
7. Chế độ đo sáng
Hãy ưu tiên đo sáng vùng giữa Centre-weighted. Nó ít phức tạp hơn so với đo sáng ma trận(matrix) và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi khu vực tươi sáng nhưng đó chính xác cũng là những điều mà chúng ta cần làm với nhiếp ảnh hoàng hôn. Màu sắc trên bầu trời rất là quan trọng và các đối tượng phía trước chỉ cần bóng. Bạn có thể thử đo sáng điểm(spot) để đọc một vùng bầu trời.
8. Máy tính hoàng hôn
Bí mật chính của hoàng hôn, dĩ nhiên đó chính là đến đúng thời gian vào đúng địa điểm. Nếu bạn có một chiếc điện thoại thông minh smartphone, bạn có thể sử dụng ứng dụng “Sunset Calculator”, nó sẽ cho bạn biết thời gian mặt trời đi xuống, ở góc độ nào, vào bất kì ngày nào và địa điểm nào. LightTrac – 4,99$ cho cả iOS và Android là một lựa chọn tốt.
Trên đây là 8 bí kíp chụp ảnh hoàng hôn đẹp. Chúc các bạn có nhiều bức ảnh đẹp và ý nghĩa nhé.
Xem thêm: Những bức ảnh ấn tượng với mặt trời lặn
5 tips chụp ảnh thiên nhiên qua các mùa khác nhau